So sánh nhà khung thép và nhà Bê tông cốt thép

So sánh nhà khung thép và nhà Bê tông cốt thép

1. Khái niệm Nhà khung thép:

Nhà khung thép là phương pháp thi công sử dụng cấu kiện thép, được sản xuất từ nhà máy đảm bảo đúng tiêu chuẩn và đúng theo kích thước, thông số kỹ thuật trên bản vẽ thiết kế. Sau đó, các thanh thép được lắp ghép lại với nhau bằng các bảng mã, bu lông neo để tạo nên một khung thép vững chắc.

2. Khái niệm Nhà bê tông cốp thép (BTCT):


Nhà bê tông cốt thép là loại nhà được làm từ vật liệu tổng hợp (composite), kết hợp giữa thép và bê tông. Trong đó cả 2 loại vật liệu này cùng tham gia vào quá trình chịu lực cho công trình. Sở dĩ có sự kết hợp này là do vật liệu bê tông có cường độ chịu lực kém. Ngoài ra, những mặt hạn chế trong khả năng sử dụng của bê tông cũng khiến loại vật liệu này gây nhiều lãng phí khi sử dụng.

3. So sánh nhà khung thép và nhà BTCT

T&H Home Tech chia sẽ đến Quý khách hàng các chỉ tiêu so sánh nhà khung thép và nhà BTCT để Quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về hai phương pháp xây dựng này. 

- So sánh về chi phí: Nkhung thép có chi phí kết cấu công trình thấp hơn 30% so với nhà BTCT; chi phí tổng công trình khi chọn giải pháp nhà khung thép cũng thấp hơn từ 5% đến 10% so với nhà BTCT.

- So sánh về thời gian thi công: Khi so sánh nhà khung thép và nhà BTCT thì nhà khung thép tiết kiệm được 20% thời gian xây dựng công trình. Bên cạnh đó, có thể cùng lúc nâng tầng nên thời gian thi công nhanh chóng.

- So sánh về khả năng chịu lực: Nhà khung thép dễ thiết kế, tải trọng nhẹ hơn nhiều so với BTCT. Có thể kéo, nén, uốn tùy ý theo bản vẽ thiết kế; Do cấu kiện thép được tập trung sản xuất tại nhà máy trước khi đưa ra công trường nên chất lượng đồng đều và dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm tùy theo uy tín thương hiệu mà chủ đầu  tư lựa chọn. Nhà khung thép có khả năng vượt nhịp dao động trong khoảng từ 9-13m, trong khi khả năng vượt nhịp thông dụng của Nhà BTCT khoảng 7m dài.

- So sánh khả năng kết hợp vật liệu: Nhà khung thép chế có thể sử dụng kết hợp các vật liệu xây dựng nhẹ, thân thiện với môi trường như tấm tường siêu nhẹ RPC, vách siêu nhẹ RPC, cemboard, bê tông nhẹ, tấm lợp sinh thái … còn Nhà BTCT kết hợp nhiều vật liệu truyền thống như xi măng, cát, đá, gạch đỏ,... phải trải qua quá trình nung nhiệt nên gây ô nhiễm đến môi trường.

- So sánh khả năng mở rộng, nâng cấp: Vì là khung thép nên không gian của nhà khung thép được mở rộng tối đa, thích hợp cho những nhà có diện tích hạn hẹp. Nhà BTCT sử dụng cột, dầm lớn làm kết cấu chịu lực cho công trình nên gây mất thẩm mỹ và chiếm nhiều diện tích.

- So sánh khả năng chống cháy: Nhiệt độ trên 1.000 độ C thép sẽ chuyển sang dạng dẻo, nhưng có thể phủ lớp sơn chống cháy để đảm bảo cho công trình nhà khung thép. So với nhà khung thép, thì nhà BTCT bị phá vỡ kết cấu ở nhiệt độ trên 500 độ C

- So sánh khả năng điều hòa nhiệt độ: Nhà khung thép được bao phủ bằng vật liệu nhẹ cách nhiệt nên nhà khung thép sẽ mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Vì đặc điểm của bê tông là hút nước mạnh nên nhà BTCT sẽ nóng bức hơn vào mùa hè, nếu nhiệt độ quá cao có thể dẫn đến nứt bê tông.

- So sánh tuổi thọ công trình: Thực tế tại Việt Nam các công trình BTCT như nhà ở thường thì 30 đến 40 năm đã bắt đầu xuống cấp. Với những công trình được thực hiện bởi các đơn vị thi công có uy tín, hoặc những công trình được các chủ đầu tư lớn chú trọng về chất lượng thì sẽ có tuổi thọ dài hơn, tầm từ 40 đến 100 năm. Tuổi thọ của nhà khung thép không hề kém cạnh, và còn vượt trội hơn cả nhà bê tông. Trên thế giới các công trình bằng thép hầu như đều vượt qua con số 100 năm, ở Việt Nam, các công trình bằng kết cấu thép vẫn đang hoạt động rất tốt, dù xây dựng khá lâu như: Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Nhà máy cơ khí Hà Nội (Xây dựng trong thời ký 1950 - 1960); Nhà thi đấu Nam Định; Nhà biểu diễn Tuần Châu; Nhà triển lãm Hải Phòng (từ năm 1990 đến nay).

Nhà Triển lãm Hải Phòng

Nhà thi biểu diễn Tuần Châu

Qua các chỉ tiêu so sánh nhà khung thép và nhà BTCT có thể dễ dàng nhận thấy, nhà khung thép đã khắc phục hầu hết các nhược điểm của nhà BTCT truyền thống và có khả năng ưu việt hơn. Chính vì vậy, nhà lắp ghép sử dụng khung thép đang được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn cho các công trình lớn nhỏ, từ những mẫu nhà cấp 4 đơn giản nhất cho đến những công trình phức tạp nhất.

Hy vọng qua bài viết so sánh nhà khung thép và nhà BTCT mà T&H Home Tech vừa chia sẻ, sẽ giúp Quý khách hàng có thêm thông tin để lựa phương pháp xây thi công phù hợp.

Ngoài ra, để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp thi công nhà lắp ghép khung thép kết hợp vật liệu mới RPC, Quý khách hàng hãy liên hệ T&H Home Tech, chúng tôi hy vọng T&H Home Tech sẽ trở thành một trong những đối tác đáng tin cậy đồng hành cùng Quý khách hàng kiến tạo những công trình mang tính thẩm mỹ cao với chi phí hợp lý nhất./.

 
← Bài trước Bài sau →