Quy trình thi công nhà lắp ghép RPC
Với những ưu điểm vượt trội cùng lợi ích về kinh tế, hiện nay các mẫu Nhà lắp ghép (nhà có kết cấu khung thép kết hợp các vật liệu siêu nhẹ, thân thiện với môi trường) đang được ứng dụng rộng rãi trong các công trình nhà ở, nhà văn phòng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà xưởng ... Vậy một công trình Nhà lắp ghép sẽ được hình thành như thế nào? Hãy cùng T&H Home Tech tìm hiểu quy trình lắp dựng Nhà lắp ghép nói chung và Nhà lắp ghép RPC nói riêng qua bài viết sau:
1. Khái niệm Nhà lắp ghép RPC:
Hiểu một cách đơn giản, Nhà lắp ghép RPC là loại nhà gồm kết cấu khung thép kết hợp với các vật liệu xây dựng khác trong đó, vật liệu mới RPC là một trong những vật liệu chính. Các bộ phận của cả ngôi nhà sẽ được sản xuất hoàn thiện tại nhà máy. Sau đó sẽ được giao tới vị trí lắp đặt để lắp ráp thành một ngôi nhà hoàn chỉnh theo đúng thiết kế mà chủ đầu tư đã yêu cầu trong thời gian rất ngắn.
Nhà lắp ghép RPC có trọng lượng nhẹ, nhưng có độ chịu lực tốt, thích nghi với nhiều dạng thời tiết và có thể thi công trên mọi địa hình.
- Kết cấu khung thép: tất cả cấu kiện thép, được sản xuất và cắt sẵn từ nhà máy, theo kích thước và thông số kỹ thuật từ bản vẽ thiết kế ban đầu của Chủ đầu tư. Sau đó, các thanh thép được lắp ghép lại với nhau bằng bu lông neo để tạo nên một khung thép vững chắc.
- Vật liệu RPC: RPC viết tắt của Rice Husk Plastic Component là hợp chất thân thiện với môi trường, có khả năng cách nhiệt, cách âm, độ chịu lực cao. Hợp chất này là một trong những nghiên cứu vật liệu xây dựng mới, sau nhiều năm thử nghiệm đã được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm gồm: tường RPC, vách ngăn RPC, lót sàn RPC…
2. Quy trình lắp dựng Nhà lắp ghép RPC:
Bước 1: Thi công phần móng và xác định – lắp đặt hệ thống bu lông chờ
Một trong những ưu điểm nổi bật khi chọn giải pháp Nhà lắp ghép RPC đó là khả năng thích ứng được với mọi loại địa hình. Với mỗi một khu vực lắp đặt khác nhau, đội ngũ thiết kế và thi công nhà lắp ghép sẽ có giải pháp xây dựng phần nền móng phù hợp cho loại đất đó, như: Móng đơn; Móng băng; Móng cọc…
Với những khu vực đất nền yếu, đội ngũ thi công sẽ cân nhắc sử dụng những mẫu nhà lắp ghép có tải trọng nhẹ và để công trình không bị lún sau một khoảng thời gian sử dụng.
Ở một số mẫu nhà lắp ghép đặc thù, trước khi đổ bê tông làm móng, cần xác định vị trí chính xác của các bu lông và để ở chế độ chờ cho việc thực hiện lắp ghép hệ thống cột thép sau này.
Bước 2: Sản xuất hoàn thiện các cấu kiện của nhà lắp ghép tại nhà máy
Không giống như khi xây dựng nhà truyền thống. Trước khi thi công lắp đặt Nhà lắp ghép RPC, mọi cấu kiện của ngôi nhà đều phải được sản xuất hoàn thiện tại nhà máy.
Do việc thi công lắp đặt Nhà lắp ghép RPC đa phần đều sử dụng các cấu kiện có sẵn để lắp ghép với nhau. Do đó, việc sản xuất các cấu kiện luôn đảm bảo tính kỹ thuật 100%.
Bước Sản xuất hoàn thiện các cấu kiện của nhà lắp ghép sẽ được thực hiện song song với bước 1.
Do việc xây dựng nền móng chủ yếu là đổ bê tông, nên chúng ta vẫn cần có thời gian để bê tông nghỉ và đạt chuẩn, đảm bảo an toàn cho công trình trong quá trình thi công lắp ghép cũng như quá trình sử dụng sau này.
Bước 3: Lắp dựng khung trong quá trình thi công nhà lắp ghép
Sau khi các kết cấu của ngôi nhà được hoàn thiện. Dựa vào bản vẽ thiết kế, các kiến trúc sư và đội ngũ thợ thi công Nhà lắp ghép RPC sẽ tiến hành lắp dựng khung kết cấu của ngôi nhà.
Thông thường việc lắp đặt này sẽ được thực hiện bằng cẩu và sau đó được liên kết với nhau bằng hệ thống ốc vít, bu lông để định hình khung nhà một cách chắc chắn nhất.
Bước 4: Lắp đặt hệ thống tường, vách, mái của nhà lắp ghép
Sau khi hệ thống trụ chính và khung nhà đã được định hình chắc chắn. Đội ngũ thi công Nhà lắp ghép RPC sẽ tiến hành lắp ráp tường RPC, vách RPC và mái vào khung thép của ngôi nhà.
Bước 5: Lắp đặt hệ thống cửa chính, cửa sổ của nhà lắp ghép
Bước tiếp theo trong quy trình thi công nhà lắp ghép chính là việc lắp đặt hệ thống cửa chính và cửa sổ vào khuôn.
Công đoạn này nthực sự quan trọng vì hệ thống khung cửa sau khi được gắn vào tường phải có độ chuẩn xác gần như tuyệt đối về kích thước và hình dáng nên công đoạn này đòi hỏi người thợ lắp ráp phải có kinh nghiệm và tay nghề cao.
Bước 6: Lát nền cho ngôi nhà lắp ghép
Để nền nhà có khả năng thoát nước tốt. Khi lát nền cho nhà lắp ghép, đội thợ thi công cần lưu ý tạo góc nghiêng từ 3 – 10 độ cho nền nhà. Quy trình cụ thể sẽ thường là: Lát lớp bê tông nhẹ sau đó tiến hành lát sàn RPC hoặc lát gạch/gỗ lên sàn.
Bước 7: Một số công đoạn hoàn thiện cuối cùng
Các công đoạn hoàn thiện cuối cùng khi thi công Nhà lắp ghép RPC cũng tương tự như khi xây dựng những mẫu nhà ở truyền thống. Đó là, lắp đặt hệ thống thông gió, chống nóng, chống sét, điện nước và thiết bị vệ sinh…
Bước 8: Nghiệm thu công trình Nhà lắp ghép RPC
Để đánh giá được một quy trình thi công nhà lắp ghép chất lượng hay không. Chủ đầu tư cần đặc biệt quan tâm tới quá trình nghiệm thu công trình (có thể thuê đơn vị chuyên nghiệp để thực hiện công tác nghiệm thu).
Trước khi nghiệm thu, căn nhà cần được vệ sinh sạch sẽ. Tiếp đó, chủ đầu tư kiểm tra kỹ mái nhà xem có bị dột hay không, tường và vách có kín gió, nền nhà có ráo nước.
Vào những ngày thời tiết mưa hoặc nắng, chủ đầu tư hãy kiểm tra khả năng cách âm, cách nhiệt của ngôi nhà. Rồi căn cứ vào đó để tiến hành yêu cầu đơn vị thi công sửa chữa nếu cần thiết.